Hướng dẫn vắt và bảo quản sữa mẹ trong 6 tháng

Hướng dẫn vắt và bảo quản sữa mẹ trong 6 tháng

Các bước vắt sữa bằng tay

  • Massage nhẹ nhàng đầu vú hoặc đặt một chiếc khăn ấm lên vú để tạo cảm giác dễ chịu giúp sữa về dễ dàng hơn.
  • Đặt ngón tay cái lên phía trên núm vú và quầng vú, ngón tay trỏ ở phía dưới, đối diện với ngón tay cái thành hình chữ C. Đỡ vú bằng các ngón tay khác.
  • Ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng vào phía thành ngực. Ấn vào rồi thả ra, ấn vào rồi thả ra.
  • Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.
  • Lưu ý, tránh chà xát hoặc trượt ngón tay trên da. Các ngón tay vắt bằng cách lăn trên da. Tránh ấn vào núm vú. Ấn hoặc kéo núm vú không thể vắt được sữa.
  • Vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên. Có thể sử dụng bơm hút sữa để vắt dễ dàng hơn.

Cách bảo quản sữa mẹ được vắt ra

  • Sử dụng bình chứa bằng thủy tinh hoặc nhựa cứng có nắp đậy kín hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
  • Không nên đổ đầy sữa vào bình, để lại một khoảng trống nhỏ vì sữa đông lạnh chiếm nhiều thể tích hơn sữa.
  • Mỗi bình chứa sữa chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

Thời gian bảo quản sữa mẹ

Nhiệt độ phòng 19-20 độ C, có thể bảo quản được 4 giờ. Với nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày. Ở nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng. Bạn dùng tủ đông trữ sữa mẹ chuyên dụng của chúng tôi để đạt được nhiệt độ bảo quản tối ưu này

Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản

  • Khi sử dụng, làm ấm sữa bằng cách đặt bình chứa sữa vào một bát nước nóng hoặc đổ nước nóng quanh bình chứa sữa.
  • Không làm nóng sữa mẹ bằng cách đun sôi hoặc cho vào lò vi sóng.
  • Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.